fbpx

PHONG CÁCH TÂN CỔ ĐIỂN
NEO-CLASSIC

“Beauty perishes in life, but is immortal in art

Cái đẹp tàn lụi trong cuộc sống, nhưng bất diệt trong nghệ thuật”

– Leonardo da Vinci

Tráng lệ, lãng mạn, tinh tế là những từ ngữ diễn tả cho ngôn ngữ Tân Cổ Điển (Neo-Classical). Một trong những phong cách thiết kế được yêu thích nhất tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Trải qua nhiều cuộc cách mạng về văn hóa và những biến động không ngừng nghỉ của xã hội, nhưng sự sang trọng, lộng lẫy của phong cách Tân Cổ Điển vẫn không lụi tàn và còn phát triển mạnh mẽ hơn.

Phải chăng đây là một ngôn ngữ thiết kế bất diệt, trường tồn với thời gian? Mời quý khán giả cùng PANDA tìm hiểu qua bài viết sau.

Lịch sử hình thành
&
phát triển

Neo-Classical xuất phát từ châu Âu vào giữa thế kỷ XVIII, phát triển đến đầu thế kỷ XX và vẫn hiện diện đến ngày nay trên toàn thế giới. Với sự đóng góp lớn đến từ các kiến trúc sư đại tài của nước Ý.

Đúng như tên gọi của mình, Tân Cổ Điển là sự cách tân, cải biến giữa kiến trúc cổ đại Hy Lạp để phù hợp hơn với thời đại mới. Thể hiện sự tráng lệ, hoa mỹ của phong cách Cổ Điển một cách mới mẻ, tinh tế.

Có vô vàn công trình Tân Cổ Điển tên tuổi trên thế giới tồn tại đến ngày nay, trong đó phải kể đến những ví dụ như: Nhà Trắng (Washington D.C – Hoa Kỳ); Bảo tàng Prado Madrid (Tây Ban Nha); Nhà thờ Vilnius (Litva)

Đặc điểm của kiến trúc
Tân Cổ Điển

Sang trọng: Bước vào một không gian Tân Cổ Điển, cảm xúc đầu tiên của người trải nghiệm là sự choáng ngợp bởi tính lộng lẫy có phần vương giả. Không phải ngẫu nhiên mà các vị vua chúa phương Tây lại yêu thích phong cách này đến vậy. Các chi tiết tỉ mỉ, chau chuốt từ những thợ thủ công lành nghề cho thấy độ phức tạp và công phu của thiết kế.

Thanh lịch: Một không gian sống ngoài yếu tố hào nhoáng; tráng lệ vẫn luôn cần những khoảng nhẹ nhàng, hài hòa để yêu chiều cảm xúc thư giãn. Cái hay của Tân Cổ Điển còn nằm ở những mảng miếng thanh lịch, sạch sẽ, tinh tế cho thị giác được nghỉ ngơi.

Bền vững: Nền tảng trong thiết kế Tân Cổ Điển chính là ngôn ngữ Cổ Điển đã được phát triển hàng trăm năm suốt chiều dài lịch sử bởi các kiến trúc sư lớn châu Âu. Chính vì lẽ đó nên những yếu tố cấu thành nên phong cách này không dễ bị lỗi theo thời gian, hơn nữa còn có thể kết hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay một cách hợp lý và hài hòa.

pngwing.com-(3)

Hình khối - Đường nét

Trật tự và đối xứng là nguyên tắc căn bản của thiết kế Tân Cổ Điển. Sử dụng các trật tự cổ điển Doric, Ionic và Corinthian để tạo ra các chi tiết trang trí cho công trình một cách hài hòa, đăng đối.

Phần lớn các hình khối, đường nét trong không gian được bẻ cong một cách mềm mại, uốn lượn. Bo vòm tại các lối giao thông và nhắc lại bởi các mảng miếng décor.

pngwing.com-(3)

Màu sắc

Để tạo nên sự sang trọng trong thiết kế, phong cách Tân Cổ Điển nhấn mạnh tính tương phản của màu sắc. Chủ yếu sử dụng 3 tone màu chính là trắng, vàng và màu sậm (dark color)

Tone màu trắng – sáng tạo sự hài hòa và trang nhã, được sử dụng như màu nền của hầu hết các công trình. Có thể hạ tone bằng các màu thiên hướng be hoặc ghi nhạt. Đây cũng là nền tảng gắn kết cho các khu vực màu khác.

Tone màu vàng: Được tạo nên từ những vật liệu trang trí điểm nhấn như đèn chùm, vách tường décor, hậu tủ. Ở đây cần tôn trọng sự hào nhoáng bằng các vật liệu bóng bẩy như mạ vàng, mạ PVD hoặc kim loại bóng.

Tone màu sậm: Tùy vào mắt thẩm mỹ của gia chủ mà có thể sử dụng bất kỳ trường màu nào như navy, nâu cafe, xanh cổ vịt, mận chín. Tuy vậy cần áp dụng quy tắc màu sậm để làm nổi bật sự tương phản, cá tính trong không gian.

Don't ignore these 5 notes if you want to design a Neoclassical style living room
pngwing.com-(3)

Décor

Trật tự và đối xứng là nguyên tắc căn bản của thiết kế Tân Cổ Điển. Sử dụng các trật tự cổ điển Doric, Ionic và Corinthian để tạo ra các chi tiết trang trí cho công trình một cách hài hòa, đăng đối.

Phần lớn các hình khối, đường nét trong không gian được bẻ cong một cách mềm mại, uốn lượn. Bo vòm tại các lối giao thông và nhắc lại bởi các mảng miếng décor.

pngwing.com-(3)

Vật liệu

Sự bền vững của phong cách Tân Cổ Điển không chỉ đến từ lối thiết kế hoa mỹ, mà còn dựa trên các vật liệu hoàn thiện được chế tác cầu kỳ, tỉ mỉ.

Các đồ nội thất cần mang tính cá nhân hóa và thủ công cao, ưu tiên các vật liệu thủ công đắt tiền như gỗ đá tự nhiên, gỗ tự nhiên, da, nhung, kim loại…

Kinh nghiệm
&
lời khuyên.

Phong cách thiết kế Tân Cổ Điển không dành cho phần đông mọi người. Không chỉ bởi gout thẩm mỹ rất riêng biệt mà còn bởi sự sang trọng, cao cấp của nó. Một không gian Tân Cổ Điển là lời khẳng định cho vị thế cũng như cá tính của vị gia chủ của mình.

Một trong những đặc tính triển khai của phong cách này là áp dụng đối với các công trình diện tích lớn, có nhiều đất diễn. Sẽ rất khó để thể hiện quá nhiều chi tiết décor trong một không gian nhỏ mà không mang lại cảm giác khiên cưỡng

Với nguồn gốc từ châu Âu, Tân Cổ Điển phù hợp với những người có thẩm mỹ thiên về phương Tây. Ngôn ngữ này sẽ rất khó kết hợp với các chi tiết Á Đông thường gặp trong truyền thống của người Việt Nam. Quý khán giả nên lựa chọn áp dụng cho các công trình mang tính sang trọng, khánh tiết như nhà hàng; khách sạn và biệt thự.